Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015
Hải Dương: Khu di tích và danh thắng Côn Sơn
Côn Sơn, từ lâu đã trở thành một điển tích rất quen thuộc, thấm đậm trong tâm hồn dân tộc Việt Nam.
''Côn Sơn, Yên Tử, Quỳnh Lâm
Nếu ai chưa đến thiền tâm chưa đành’’
Côn Sơn xưa thuộc địa phận xã Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang, nay là phường Cộng Hoà, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Chùa Côn Sơn tên chữ là ''Thiên Tư Phúc Tự'' nghĩa là chùa được trời ban cho phúc lành. Chùa Côn Sơn còn có tên nôm là chùa Hun. Tương truyền nơi đây là nơi đốt củi làm than và đã từng diễn ra trận hoả công hun giặc, dẹp loạn 12 sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh ở thế kỷ X.
Côn Sơn vốn được coi là nơi tôn quý của đất trời, đất thiêng đối đãi âm dương, cảnh sắc đẹp tựa chốn bồng lai...Nơi hội tụ danh nhân của mọi thời đại. Thế kỷ XIII, sau khi dẹp xong giặc Nguyên Mông, củng cố triều chính, Đức vua Trần Nhân Tông đã nhường ngôi cho Anh Tông, lên Yên Tử tu hành sáng lập ra Thiền phái Phật giáo Trúc Lâm của quốc gia Đại Việt. Mục đích cao cả của Thiền phái Trúc Lâm là thống nhất Tam giáo (Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo) để quy tụ muôn dân, lấy ''Thần quyền phục vụ cho vương quyền'' củng cố vương triều và nền độc lập dân tộc. Thiền phái Trúc Lâm ra đời trong lúc nhà Trần hưnh thịnh với 3 lần chiến thắng đế quốc Nguyên Mông, giang sơn được mở rộng, kinh tế phồn vinh, chính trị ổn định, lòng dân yên vui...Học thuyết của dòng thiền Trúc Lâm không để cứu rỗi chúng sinh bị nô dịch lầm than như các tôn giáo khác; mà đây là phương tiện để hoàn thiện một giáo lý ''Giác ngộ'' - ''Giải thoát'', bằng việc quy tụ nhân tâm, đoàn kết tôn giáo, người người làm việc thiện, trong khối đoàn kết của cộng đồng dân tộc.
Phật hoàng Trần Nhân Tông đã xây dựng một số trung tâm lớn để hoằng dương Phật pháp như: chùa Quỳnh Lâm, chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Phổ Minh... Chốn tổ Côn Sơn, còn gọi là Thiền viện Kỳ Lân, hay liêu Kỳ Lân. Chùa được mở rộng với quy mô lớn, bình đồ kiến trúc nội công ngoại quốc gồm nhiều hạng mục công trình từ Hồ Bán Nguyệt lên đỉnh núi Côn Sơn, núi Ngũ Nhạc như: Tam quan, nhất chính đạo, lầu chuông gác trống, Phật điện, Cửu phẩm liên hoa, Tổ đường, tiền hành lang, hậu hành lang, vườn tháp, giếng Ngọc, Am Bạch Vân và 5 miếu thờ ''Tứ Độc Sơn Xuyên'' (trời đất sông núi) trên Ngũ Nhạc linh từ... cùng hàng trăm pho tượng phật. Tại Côn Sơn, Tổ Huyền Quang đã soạn nhiều kinh sách, đào tạo hàng ngàn tăng ni, trước tác ra nhiều kinh điển; soạn nhiều khoa cúng Phật như:''Thuỷ Lục Chư Khoa''...Nổi tiếng hơn cả là ''Đại khoa cúng Phật, dâng lục cúng Dàng - Mông Sơn thí thực chẩn tế cô hồn, kỳ nguyện quốc thái dân an''. Đây là di sản văn hoá có giá trị đặc biệt của đất nước.
Ngày 23 tháng Giêng năm 1334, Quốc sư Huyền Quang viên tịch tại Côn Sơn. Thái thượng hoàng Trần Minh Tông đã ban tước hiệu và xuất ngân quỹ để xây Đăng Minh Bảo Tháp cho sư Tổ ở sau chùa. Ngày giỗ Tổ Huyền Quang đã trở thành ngày hội truyền thống mùa xuân Côn Sơn.
Cuối thế kỷ XIV, Quan Đại Tư Đồ Trần Nguyên Đán về dựng nhà ở núi Côn Sơn để nghỉ hưu. Ông đưa người cháu ngoại ưu tú là Nguyễn Trãi về ở cùng. Năm 1372, Đức vua Trần Duệ Tông về Côn Sơn thăm Quan Đại Tư Đồ và đích thân viết tặng 3 chữ: ''Thanh Hư Động'' (thanh trong thoát tục) rồi cho đục lên bia đá, Thái Thượng hoàng Trần Nghệ Tông làm bài thơ: ''Thanh Hư Động Bi Minh'' ca ngợi tiết khí thanh cao của Trần Nguyên Đán, khắc ở sau bia. Bia ''Thanh Hư Động'' hiện còn ở sân chùa Côn Sơn. Tương truyền rừng thông Côn Sơn do Trần Nguyên Đán trồng, bãi giễ thanh hao do phu nhân Quan Đại Tư Đồ trồng, nay là những cảnh đặc sắc của khu di tích.
Thế kỷ XV, Nguyễn Trãi - bậc khai quốc công thần của triều Lê, sau khi giúp Lê Lợi dẹp trừ giặc Minh mang lại thái bình cho đất nước; là quan đầu triều, nhưng Ông vẫn dành tình cảm cháy bỏng cho Côn Sơn. Côn Sơn với Ông là cố hương, là điểm khởi nguyên cho sự nghiệp nhân nghĩa sáng mãi muôn đời. Vào khoảng năm 1435 (?), Nguyễn Trãi giữ chức Vinh Lộc Đại Phu, Nhập Nội Hành Khiển, Gián Nghị Đại Phu...nhưng Ông đã về đây, dựng ngôi nhà tranh ven suối Côn Sơn để ở. Nguyễn Trãi đã tu bổ động Thanh Hư, mở rộng chùa Côn Sơn và sáng tác ''Côn Sơn ca'':
''Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
Côn Sơn có đá rêu phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi nệm êm
Trong rừng thông mọc như nêm
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm
Trong rừng có bóng trúc râm
Dưới màu xanh ngát ta ngâm thơ nhàn''...
Côn Sơn là nơi san sẻ những nỗi vui buồn, căm giận và cũng là nơi ấp ủ lý tưởng cứu nước cứu dân, làm cháy lên ngọn lửa nhiệt huyết trong trái tim nhân nghĩa Ức Trai. Chính ở Côn Sơn, Nguyễn Trãi đã nung nấu dốc lòng soạn ''Bình Ngô Sách'' để năm 1417, Ông dâng cho Lê Lợi làm cẩm nang cho cuộc kháng chiến chống giặc Minh. Sau ''Binh Thư Yếu Lược'' của Hưng Đạo Đại Vương (thế kỷ XIV), tác phẩm ''Bình Ngô Sách'' của Nguyễn Trãi (thế kỷ XV) là cuốn binh thư thứ 2 được ra đời ở đất Chí Linh.
Chùa Côn Sơn được khởi dựng cuối thế kỷ X, mở rộng, hoàn chỉnh cuối thế kỷ XIV; được trùng tu tôn tạo ở các thế kỷ 15,16,17,18...Theo văn bia, chùa xưa là quần thể kiến trúc nguy nga lộng lẫy gồm 83 gian, có Cửu phẩm liên hoa với 385 pho tượng; các công trình lợp ngói thanh lưu ly...trông xa long lanh như ngọc biếc. Nhưng do thời gian chiến tranh tàn phá những kiến trúc xưa không còn. Ngày nay ngoài hai chân đá tảng chạm cánh sen và một số ngói mũi hài có từ thời Trần thì các công trình đều được trùng tu tôn tạo từ thế kỷ 17, đầu thế kỷ 20 và những năm gần đây.
Kết quả nghiên cứu khảo cổ học ở Côn Sơn đã tìm thấy nhiều dấu tích kiến trúc va các di vật có niên đại từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 19 như: gạch hoa thị, ngói mũi hài, ngói lá đề, ngói tráng men và nhiều đồ gốm tráng men cao cấp của các thời kỳ lịch sử Trần, Lê, Nguyễn...
Phả hệ các vị Quốc sư trụ trì ở chùa Côn Sơn từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 18 bước đầu thống kê chưa đầy đủ như sau: Ba vị tổ Thiền phái Trúc Lâm triều Trần là: Đệ Nhất Tổ Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông; Đệ Nhị Tổ Pháp Loa Tôn Gỉa; Đệ Tam Tổ Huyền Quang Tôn Giả. Năm 1385 đến 1390, Quan Đại Tư Đồ Trần Nguyên Đán về tu bổ chùa. Từ năm 1435 đến 1442, Nguyễn Trãi về ở Côn Sơn mở rộng chùa, cùng các nhà sư soạn kinh thuyết pháp. Từ năm 1602 đến 1653, Tổ sư Mai Trí Bản hiệu là Huệ Pháp, tự là Pháp Nhẫn (còn gọi là Tổ Sâu) đại trùng tu chùa, có phép trừ sâu bọ phá hoại mùa màng. Từ năm 1653 đến 1740, các đại hoà thượng như: Đỗ Công Triều, hoà thượng Huệ Viên, cung tần Nguyễn Thị Ngọc, thiền sư Hải Ấn, thiền sư Nguyễn Đăng Trạc... đã tu bổ chùa và Đăng Minh Bảo Tháp với quy mô lớn. Như vậy suốt từ thế kỷ 13 đến nay, chùa Côn Sơn quy tụ các vua chúa, vương hầu quý tộc, các danh nhân văn hoá ở các triều đại và các vị quốc sư về trụ trì, hoằng dương Phật pháp. Hiếm ngôi chùa nào có bề dày lịch sử mang đậm dấu ấn Thiền Trúc Lâm như ở Côn Sơn Thiên Tư Phúc Tự.
Ngày 15/2/1965, giữa lúc cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ của đất nước ác liệt nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về viếng thăm Côn Sơn, như tìm về sức mạnh từ cội nguồn của dân tộc...Người đã căn dặn cán bộ, nhân dân phải bảo vệ tốt di tích lịch sử, trồng nhiều cây để Côn Sơn thành nơi Tùng lâm đẹp đẽ. Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bia ''Côn Sơn Tư Phúc Tự Bi'' là biểu tượng thiêng liêng của văn hoá xứ Đông.
Ngày 18/6/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định tu bổ tôn tạo toàn diện khu di tích danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc, xây dựng nơi đây thành một trong những trung tâm du lịch tâm linh hướng về cội nguồn của đất nước. Khu di tích danh thắng Côn Sơn sẽ khởi sắc trong kho tàng di sản văn hoá của dân tộc.
''Côn Sơn, Yên Tử, Quỳnh Lâm
Nếu ai chưa đến thiền tâm chưa đành’’
Côn Sơn xưa thuộc địa phận xã Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang, nay là phường Cộng Hoà, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Chùa Côn Sơn tên chữ là ''Thiên Tư Phúc Tự'' nghĩa là chùa được trời ban cho phúc lành. Chùa Côn Sơn còn có tên nôm là chùa Hun. Tương truyền nơi đây là nơi đốt củi làm than và đã từng diễn ra trận hoả công hun giặc, dẹp loạn 12 sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh ở thế kỷ X.
Côn Sơn vốn được coi là nơi tôn quý của đất trời, đất thiêng đối đãi âm dương, cảnh sắc đẹp tựa chốn bồng lai...Nơi hội tụ danh nhân của mọi thời đại. Thế kỷ XIII, sau khi dẹp xong giặc Nguyên Mông, củng cố triều chính, Đức vua Trần Nhân Tông đã nhường ngôi cho Anh Tông, lên Yên Tử tu hành sáng lập ra Thiền phái Phật giáo Trúc Lâm của quốc gia Đại Việt. Mục đích cao cả của Thiền phái Trúc Lâm là thống nhất Tam giáo (Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo) để quy tụ muôn dân, lấy ''Thần quyền phục vụ cho vương quyền'' củng cố vương triều và nền độc lập dân tộc. Thiền phái Trúc Lâm ra đời trong lúc nhà Trần hưnh thịnh với 3 lần chiến thắng đế quốc Nguyên Mông, giang sơn được mở rộng, kinh tế phồn vinh, chính trị ổn định, lòng dân yên vui...Học thuyết của dòng thiền Trúc Lâm không để cứu rỗi chúng sinh bị nô dịch lầm than như các tôn giáo khác; mà đây là phương tiện để hoàn thiện một giáo lý ''Giác ngộ'' - ''Giải thoát'', bằng việc quy tụ nhân tâm, đoàn kết tôn giáo, người người làm việc thiện, trong khối đoàn kết của cộng đồng dân tộc.
Phật hoàng Trần Nhân Tông đã xây dựng một số trung tâm lớn để hoằng dương Phật pháp như: chùa Quỳnh Lâm, chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Phổ Minh... Chốn tổ Côn Sơn, còn gọi là Thiền viện Kỳ Lân, hay liêu Kỳ Lân. Chùa được mở rộng với quy mô lớn, bình đồ kiến trúc nội công ngoại quốc gồm nhiều hạng mục công trình từ Hồ Bán Nguyệt lên đỉnh núi Côn Sơn, núi Ngũ Nhạc như: Tam quan, nhất chính đạo, lầu chuông gác trống, Phật điện, Cửu phẩm liên hoa, Tổ đường, tiền hành lang, hậu hành lang, vườn tháp, giếng Ngọc, Am Bạch Vân và 5 miếu thờ ''Tứ Độc Sơn Xuyên'' (trời đất sông núi) trên Ngũ Nhạc linh từ... cùng hàng trăm pho tượng phật. Tại Côn Sơn, Tổ Huyền Quang đã soạn nhiều kinh sách, đào tạo hàng ngàn tăng ni, trước tác ra nhiều kinh điển; soạn nhiều khoa cúng Phật như:''Thuỷ Lục Chư Khoa''...Nổi tiếng hơn cả là ''Đại khoa cúng Phật, dâng lục cúng Dàng - Mông Sơn thí thực chẩn tế cô hồn, kỳ nguyện quốc thái dân an''. Đây là di sản văn hoá có giá trị đặc biệt của đất nước.
Ngày 23 tháng Giêng năm 1334, Quốc sư Huyền Quang viên tịch tại Côn Sơn. Thái thượng hoàng Trần Minh Tông đã ban tước hiệu và xuất ngân quỹ để xây Đăng Minh Bảo Tháp cho sư Tổ ở sau chùa. Ngày giỗ Tổ Huyền Quang đã trở thành ngày hội truyền thống mùa xuân Côn Sơn.
Cuối thế kỷ XIV, Quan Đại Tư Đồ Trần Nguyên Đán về dựng nhà ở núi Côn Sơn để nghỉ hưu. Ông đưa người cháu ngoại ưu tú là Nguyễn Trãi về ở cùng. Năm 1372, Đức vua Trần Duệ Tông về Côn Sơn thăm Quan Đại Tư Đồ và đích thân viết tặng 3 chữ: ''Thanh Hư Động'' (thanh trong thoát tục) rồi cho đục lên bia đá, Thái Thượng hoàng Trần Nghệ Tông làm bài thơ: ''Thanh Hư Động Bi Minh'' ca ngợi tiết khí thanh cao của Trần Nguyên Đán, khắc ở sau bia. Bia ''Thanh Hư Động'' hiện còn ở sân chùa Côn Sơn. Tương truyền rừng thông Côn Sơn do Trần Nguyên Đán trồng, bãi giễ thanh hao do phu nhân Quan Đại Tư Đồ trồng, nay là những cảnh đặc sắc của khu di tích.
Thế kỷ XV, Nguyễn Trãi - bậc khai quốc công thần của triều Lê, sau khi giúp Lê Lợi dẹp trừ giặc Minh mang lại thái bình cho đất nước; là quan đầu triều, nhưng Ông vẫn dành tình cảm cháy bỏng cho Côn Sơn. Côn Sơn với Ông là cố hương, là điểm khởi nguyên cho sự nghiệp nhân nghĩa sáng mãi muôn đời. Vào khoảng năm 1435 (?), Nguyễn Trãi giữ chức Vinh Lộc Đại Phu, Nhập Nội Hành Khiển, Gián Nghị Đại Phu...nhưng Ông đã về đây, dựng ngôi nhà tranh ven suối Côn Sơn để ở. Nguyễn Trãi đã tu bổ động Thanh Hư, mở rộng chùa Côn Sơn và sáng tác ''Côn Sơn ca'':
''Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
Côn Sơn có đá rêu phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi nệm êm
Trong rừng thông mọc như nêm
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm
Trong rừng có bóng trúc râm
Dưới màu xanh ngát ta ngâm thơ nhàn''...
Côn Sơn là nơi san sẻ những nỗi vui buồn, căm giận và cũng là nơi ấp ủ lý tưởng cứu nước cứu dân, làm cháy lên ngọn lửa nhiệt huyết trong trái tim nhân nghĩa Ức Trai. Chính ở Côn Sơn, Nguyễn Trãi đã nung nấu dốc lòng soạn ''Bình Ngô Sách'' để năm 1417, Ông dâng cho Lê Lợi làm cẩm nang cho cuộc kháng chiến chống giặc Minh. Sau ''Binh Thư Yếu Lược'' của Hưng Đạo Đại Vương (thế kỷ XIV), tác phẩm ''Bình Ngô Sách'' của Nguyễn Trãi (thế kỷ XV) là cuốn binh thư thứ 2 được ra đời ở đất Chí Linh.
Chùa Côn Sơn được khởi dựng cuối thế kỷ X, mở rộng, hoàn chỉnh cuối thế kỷ XIV; được trùng tu tôn tạo ở các thế kỷ 15,16,17,18...Theo văn bia, chùa xưa là quần thể kiến trúc nguy nga lộng lẫy gồm 83 gian, có Cửu phẩm liên hoa với 385 pho tượng; các công trình lợp ngói thanh lưu ly...trông xa long lanh như ngọc biếc. Nhưng do thời gian chiến tranh tàn phá những kiến trúc xưa không còn. Ngày nay ngoài hai chân đá tảng chạm cánh sen và một số ngói mũi hài có từ thời Trần thì các công trình đều được trùng tu tôn tạo từ thế kỷ 17, đầu thế kỷ 20 và những năm gần đây.
Kết quả nghiên cứu khảo cổ học ở Côn Sơn đã tìm thấy nhiều dấu tích kiến trúc va các di vật có niên đại từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 19 như: gạch hoa thị, ngói mũi hài, ngói lá đề, ngói tráng men và nhiều đồ gốm tráng men cao cấp của các thời kỳ lịch sử Trần, Lê, Nguyễn...
Phả hệ các vị Quốc sư trụ trì ở chùa Côn Sơn từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 18 bước đầu thống kê chưa đầy đủ như sau: Ba vị tổ Thiền phái Trúc Lâm triều Trần là: Đệ Nhất Tổ Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông; Đệ Nhị Tổ Pháp Loa Tôn Gỉa; Đệ Tam Tổ Huyền Quang Tôn Giả. Năm 1385 đến 1390, Quan Đại Tư Đồ Trần Nguyên Đán về tu bổ chùa. Từ năm 1435 đến 1442, Nguyễn Trãi về ở Côn Sơn mở rộng chùa, cùng các nhà sư soạn kinh thuyết pháp. Từ năm 1602 đến 1653, Tổ sư Mai Trí Bản hiệu là Huệ Pháp, tự là Pháp Nhẫn (còn gọi là Tổ Sâu) đại trùng tu chùa, có phép trừ sâu bọ phá hoại mùa màng. Từ năm 1653 đến 1740, các đại hoà thượng như: Đỗ Công Triều, hoà thượng Huệ Viên, cung tần Nguyễn Thị Ngọc, thiền sư Hải Ấn, thiền sư Nguyễn Đăng Trạc... đã tu bổ chùa và Đăng Minh Bảo Tháp với quy mô lớn. Như vậy suốt từ thế kỷ 13 đến nay, chùa Côn Sơn quy tụ các vua chúa, vương hầu quý tộc, các danh nhân văn hoá ở các triều đại và các vị quốc sư về trụ trì, hoằng dương Phật pháp. Hiếm ngôi chùa nào có bề dày lịch sử mang đậm dấu ấn Thiền Trúc Lâm như ở Côn Sơn Thiên Tư Phúc Tự.
Ngày 15/2/1965, giữa lúc cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ của đất nước ác liệt nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về viếng thăm Côn Sơn, như tìm về sức mạnh từ cội nguồn của dân tộc...Người đã căn dặn cán bộ, nhân dân phải bảo vệ tốt di tích lịch sử, trồng nhiều cây để Côn Sơn thành nơi Tùng lâm đẹp đẽ. Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bia ''Côn Sơn Tư Phúc Tự Bi'' là biểu tượng thiêng liêng của văn hoá xứ Đông.
Ngày 18/6/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định tu bổ tôn tạo toàn diện khu di tích danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc, xây dựng nơi đây thành một trong những trung tâm du lịch tâm linh hướng về cội nguồn của đất nước. Khu di tích danh thắng Côn Sơn sẽ khởi sắc trong kho tàng di sản văn hoá của dân tộc.